Mọi sự phát triển đều dựa trên các hoạt động. Trong đó, không có sự tiến bộ
về thể chất hay tư duy mà không
đỏi hòi nỗ lực và khi bạn nỗ lực có nghĩa là bạn đang làm việc.
Calvin Coolidge người Mỹ- 1872 - 1933
|
Học loạt
Học tập như một vận động viên
Học bằng mọi giác quan
Những dấu hiệu của một người có tố chất về khéo léo thể lực:
- Có khả năng nâng, giữ tốt các đồ vật
- Khá phát triển các kỹ năng cần đến thể lực và điều khiển.
- Thể hiện khả năng giao tiếp tốt, năng suất cao
- Trí nhớ tốt về các hành động (Các hình ảnh thường được phản ảnh
nhiều và rõ ràng trong trí nhớ của bạn).
Ngoài làm vận động viên thể thao, diễn viên múa, những người có tố chất
khéo léo về thể lực còn có thể là: kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm,
kiến trúc sư, người trị liệu, bác sỹ phẫu thuật, nha sỹ, diễn viên, nhà điêu
khắc, thợ kim hoàn, người làm vườn, những người làm trong lĩnh việc máy móc,
xây dựng, thủ công mỹ nghệ…
Những tố chất và kỹ năng khéo léo về thể lực có thể áp dụng như thế nào
trong học tập?
Cùng với việc sắp xếp thời gian:
Hoàn
thành bài tập nhỏ về việc sắp xếp thời gian
Một vận động viên không
thể ra sân thi đấu nếu mà anh ta không có chút tập luyện nào cả. Sắp xếp
thời gian hợp lý là nền tảng cho thành công cho một nghệ sỹ cũng như khi bạn
vừa là sinh viên, vừa thi đấu thể thao chuyên nghiệp. Điều này cũng tương tự
trong học tập vậy.
Có những cách để bạn sử dụng để áp dụng kỹ năng khéo léo về thể chất:
- Sắp xếp xem khi nào mình sẽ học, học cái gì (hãy bắt đầu bằng những
việc dễ hoặc đơn giản để khiến bạn có được sự tự tin cần thiết). Đơn
giản hoá những chỉ dẫn phức tạp và nâng dần lên từ đó. Luyện tập
và lặp lại những bài cơ bản nếu có thể để củng cố kiến thức.
- Chịu khó tìm tòi, linh hoạt, thử mọi cái có thể, học bằng cách thử.
Tìm những ví dụ cụ thể, có thể và những ý tưởng khác để trình bày nên
bạn chưa thật sự hiểu bài. Tham khảo thầy cô giáo cho những bản tóm tắt
bài giảng, hoặc nguồn thông tin có kiến thức tương tự.
- Chịu khó tìm cách tiếp cận vấn đề mà trong đó bạn tự khám phá, tìm
tòi, làm mô hình…
Sử dụng các vật cụ thể như giáo cụ trực quan.
Dùng tay khi giải thích, hoặc cơ thể để diễn đạt.
- Tìm ví dụ cho những ghi chép trong vở.
Sử dụng hình ảnh, tranh
vẽ để miêu tả các luận điểm.
Trao đổi về những ghi chép với một người
khác cũng khá về kỹ năng thể chất.
Luyện tập kỹ năng viết.
- Sử dụng kỹ
năng sơ đồ hóa
để sắp xếp các thông tin để tiếp thu một cách
tốt hơn những điều bạn muốn học.
- Bạn có thể tận dụng những công nghệ, phương pháp hiện đại để thu
thập và sắp xếp thông tin từ các nguồn khác nhau.
Những trò chơi
hoặc ứng dụng trên máy vi tính có thể giúp bạn:
- Hình dung rõ ràng vấn đề.
- Làm việc với từng phần của công việc và thử nghiệm.
- Phỏng theo, thay thế hoặc luyện trả lời cho những tình huống
tương tự có thể gặp phải ở ngoài đời.
- Viết ra các câu hỏi và đối chiếu với bạn cùng lớp hoặc gia sư.
Tập viết nháp các câu trả lời.
Thử làm như mình đang làm bài kiểm
tra.
Thử xem những gì bạn học có thể được kiểm tra qua mô hình, diễn
thuyết hay những hình thức khác, ngoài việc làm một bài kiểm tra viết.
Vai trò của "huấn luyện viên"
Thầy cô giáo cố vấn, hoặc giáo viên hay
một gia sư đều có thể là một "huấn luyện viên" của bạn. Những người này sẽ
đưa ra lời khuyên, động viên trong quá trình tiến bộ của bạn:
Phát triển thể chất
|
Phát triển trí tuệ
|
Tìm một "huấn luyện viên" tin cậy, hiểu biết để:
|
- --Cung cấp nguồn động viên tinh thần.
- --Phát triển những kỹ năng cần thiết để làm nền tảng trong
suốt quá trình học.
- Đưa ra phản hồi hoặc nhận xét khi cần thiết.
|
Xem thêm: