Kiosk Guides for Learning

Không có logic nào mang tính ngẫu nhiên
Ludwig Wittgenstein 1889 – 1951

Đọc loạt

Cách đọc những bài luận

Chú ý: Phương pháp này có thể áp dụng khi:
đọc một quyển sách, một chương sách, bài báo, và tất cả các bài đọc khác.

Tiêu đề là gì?

Tiêu đề cho ta biết gì về nội dung bài đọc?
Bạn đã có kiến thức gì về vấn đề được nêu?
Bạn dự đoán bài này sẽ nói gì về vấn đề ấy? (khi đã biết được thời điểm và tác giả bài viết)

Bài này được viết khi nào?

Bạn biết gì về các bài viết về chủ đề ấy vào thời điểm đó?
Nếu có, thì bạn có dự đoán là bài viết nói về vấn đề gì không?

Ai viết?

Bạn có đoán là họ sẽ viết gì không?
Học vị của người này? Họ có hay làm việc và chịu ảnh hưởng của ai không?
Bạn có biết những địng kiến của tác giả?
Bạn có từng đọc qua những bài viết cùng chủ đề của tác giả?

Bắt đầu đọc và đánh dấu những thông tin quan trọng

Tìm hiểu xem vấn đề nào đang được thảo luận?
Vấn đề ấy có liên hệ gì với tiêu đề?
Ý chính là gì? Luận điểm của bài?
Tác giả đưa những chứng cứ nào để biện minh cho luận điểm ấy?

Bạn cần nhớ gì trong lúc và sau khi đọc?

Bạn có bắt gặp thông tin nào đáng giá về một vấn đề mình đã biết hoặc chưa biết? Bạn cần ghi chú vị trí của thông tin đó. Nếu đang làm dự án, hãy ghi chú vào hồ sơ nghiên cứu.
Tác giả có liệt kê nguồn thông tin nào bổ ích có thể cần trong tương lai? Hãy đáng dấu. Nếu đang làm dự án, hãy ghi chú vào hồ sơ nghiên cứu thông tin trích dẫn.

Sau khi đã hoàn tất bài đọc, hãy suy ngẫm:

Bạn đã học được những gì?
Điều đó có bổ sung, liên quan đến kiến thức mình đã có?
Lý lẽ của bài có thuyết phúc ko?
Dù ko thuyết phục, nhưng từ kiến thức cá nhân, bạn có nghĩ rằng có thể nội dung bài viết vẫn đúng?
Bạn có nghĩ ra những lý lẽ nào phản bác lại nội dung chính, cho dù lý lẽ nêu ra trong bài rất thuyết phục?
Bài viết này liên quan thế nào đến các bài trước đây, xét trong bối cảnh nền tảng kiến thức?

Lập một bảng tóm tắt về bài viết vừa đọc

Tài liệu được lấy với sự cho phép của Giáo sư M. Les Benedict, Khoa Lịch sử, Trường Đại học bang Ohio

Đọc có cân nhắc | Phương pháp đọc SQ3R | Đánh dấu và gạch dưới |
Cách ghi chép khi đọc sách | Dấu phẩy & Bổ ngữ | Bài tập về từ vựng |
Đọc các tư liệu khó, phức tạp | Cách đọc những bài luận | Tốc độ đọc và hiểu |
Đọc sách giáo khoa | Bảng tóm tắt khi đọc một bài viết