Kiosk Guides for Learning

Học ko suy nghĩ là phí sức
Khổng tử

Đọc loạt

Đọc sách giáo khoa

Sau đây là một số gợi ý hữu ích giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc bài của mình:

  1. Tạo sự tập trung cho chính mình bằng cách xem lướt qua bài đọc trước khi bạn thật sự ngồi đọc từng chữ:
    • Xem tựa đề bài đọc, các tiêu đề lớn nhỏ, những chỗ đánh dấu, in nghiêng hoặc in đậm.
    • Xem qua những hình vẽ hay minh họa, đồ thị hay biểu đồ.
    • Xem qua toàn bộ bài đọc bằng cách đọc đoạn đầu và đoạn cuối, lướt nhanh qua những câu đầu của từng đoạn trong bài (trường hợp sách giáo khoa về kinh tế thường có phần tóm tắt ở cuối mỗi chương cùng những thuật ngữ quan trọng).
    • Gấp sách lại và tự hỏi:
      ý chính của bài là gì, văn phong ra sao và mục đích của tác giả là gì?

      Trả lời được những câu hỏi này sẽ phần nào giúp các bạn có được một ý tưởng khái quát về nội dung bài đọc, từ đó dễ tập trung hơn và bài đọc sẽ trở nên dễ nhớ hơn.

  2. Không đọc thành tiếng vì kiểu đọc này sẽ khiến bạn đọc chậm.
    Cố gắng xem việc đọc sách như thể đang ngắm một cảnh đẹp, hình dung một ý tưởng bao quát trong tâm trí thay vì chú ý đến từng viên đá dưới chân.
  3. Đọc theo ý.
    Số lần dừng của người đọc chậm nhiều hơn so với người đọc nhanh. Dừng nhiều lần không chỉ làm cho ta đọc chậm mà còn cản trở khả năng nắm bắt vấn đề, do ý nghĩa thường đi theo cả câu hay cụm từ thay vì từng chữ một. Hãy cố đọc theo những nhóm từ, đặc biệt đọc hết những câu hoàn chỉnh và những câu có tính bổ nghĩa.
  4. Không nên đọc một câu nhiều lần.
    Tốt nhất là cố tập trung ngay từ lần đầu tiên, đó là lý do tại sao chúng ta có gợi ý thứ nhất.
  5. Thay đổi tốc độ đọc nhằm thích ứng với độ khó và cách viết trong bài đọc.
    Người đọc kém luôn có tốc độ đọc chậm. Người đọc hiệu quả thường đọc nhanh phần dễ và chậm lại ở phần khó. Trong một bài đọc có đôi chỗ chúng ta phải đọc cẩn thận hơn những chỗ khác. Có những điều được viết ra không phải để đọc thoáng. Với những tài liệu pháp lý hay các bài viết khó thì cần phải đọc chậm. Những tài liệu dễ hơn như kinh tế hay báo chí thì ta có thể đọc nhanh.

Cuối cùng, bạn nên đọc những gợi ý này nhiều lần
và biến chúng thành thói quen mỗi khi đọc sách.

Cách ghi chép khi đọc sách

Đầu tiên hãy đọc một phần của chương cần đọc:

Đọc một lượng vừa đủ để có khái niệm về nội dung mình sẽ đọc. Đừng ghi chú mà hãy tập trung vào nội dung.
Khi đọc lần đầu, ta rất dễ bị thôi thúc bắt tay vào ghi chú ngay, nhưng đấy ko phải là phương pháp hiệu quả. Nếu ghi chú vào thời điểm này, ta chỉ đang chép lại máy móc tất cả thông tin mà chưa hiểu thấu đáo.
Tiếp theo, đọc lại lần nữa:

  •  Tìm ý chính, và ý phụ.
  • Gấp sách lại
  • Tường thuật lại nội dung quyển sách sẽ giúp bạn chủ động trong quá trình nắm bắt thông tin.

Tiếp đến, ghi chép các thông tin:

  • Đừng sao chép thông tin trực tiếp từ sách
  • Chỉ ghi một số chi tiết chính để hiểu

Xem Sơ đồ khái niệm về một hệ thống các cách ghi và sắp xếp ghi chép.

Xem lại, và đối chiếu những ghi chép của bạn với sách giáo khoa,
xem xem bạn có thực sự đã hiểu.

Đọc có cân nhắc | Phương pháp đọc SQ3R | Đánh dấu và gạch dưới |
Cách ghi chép khi đọc sách | Dấu phẩy & Bổ ngữ | Bài tập về từ vựng |
Đọc các tư liệu khó, phức tạp | Cách đọc những bài luận | Tốc độ đọc và hiểu |
Đọc sách giáo khoa | Bảng tóm tắt khi đọc một bài viết