Kiosk Guides for Learning

Nhiệm vụ của người thầy là đem lại niềm vui, định hướng cho học trò bằng cách giúp họ tìm thấy vẻ đẹp của trí tuệ giữa cuộc đời
Ralph Waldo Emerson
1803 – 1882 American

Nghiên cứu loạt

Sử dụng ghi chú của giáo viên

Ghi chép theo gợi ý là gì?

Đó là những tờ tài liệu do giáo viên chuẩn bị mà trong đó có dàn ý hoặc sơ đồ bài giảng, nhưng để một vài ô trống điền những khái niệm quan trọng, định nghĩa…Trong giờ học, học sinh sẽ tự điền vào những ô trống đó. Những ghi chép như thế này sẽ giúp bạn theo dõi bài giảng dễ dàng hơn, xác định những kiến thức mấu chốt, và tự xây dựng nền tảng cho kiến thức cần phải học và áp dụng.

Nếu bạn gặp khó khăn khi tự mình ghi chép, thì có thể nhờ thầy cô chuẩn bị những ghi chép theo gợi ý như thế này để giúp bạn luyện kỹ năng ghi chép.

Dưới đây là cách hướng dẫn hoàn thành và dùng những ghi chép theo gợi ý

Về Nội dung:

  • Dấu hiệu gợi ý:
    Liệu thầy cô có thể cho thêm các hình ảnh gợi ý (như hightlight, mũi tên, con trỏ, ngón tay, vòng tròn, đánh số các ý, hình ảnh…) để nhận diện dạng hoặc lượng thông tin cần điền?
    Ví dụ: các ý chính và ý nhỏ, ví dụ, hệ quả…
  • Hình ảnh:
    Thông tin được cho dưới dạng hình ảnh như biểu đồ, bảng, minh họa, sơ đồ…có thể được dùng để hoàn thành bài
  • Kiến thức tham khảo:
    Tài liệu có kèm kiến thức tham khảo để tiện so sánh khi học không?

Trước giờ giảng bài:

  • Câu hỏi/Thảo luận
    Thầy cô có cho học sinh cơ hội thảo luận những ghi chép theo gợi ý được phát hay không, kể cả trong giờ giảng hoặc sau đó?
  • Mẫu/Checklist:
    Có một mẫu hoặc hoặc checklist để bạn đối chiếu không?
    (Có thể viết bao nhiêu, bạn đã điền hết những chỗ cần điền chưa, nếu thiếu, cần phải xem thêm ở đâu?...)
  • Các dạng khác nhau:
    Có mẫu đơn giản hoặc phức tạp hơn không? Liệu tôi có thể bắt đầu bằng cách ghi đơn giản rồi sau đó, nâng dần lên mức độ khó hơn?

Sau giờ giảng bài:

  • Xem lại kiến thức:
    Hãy hỏi xem là mọi người trong lớp có thể đối chiếu các ghi chép theo gợi ý với nhau để tham khảo thêm có được không?
  • Các dạng trình bày:
    Hỏi xem những bài ghi chép đã hoàn thành có được trình bày qua máy vi tính hoặc các cách khác để mọi người có thể cùng thảo luận, phát triển thêm, cho ví dụ để hiểu rõ hơn về bài giảng có được không?

Sau tiết học:

  • Nhận xét của giáo viên:
    Hãy đưa cho thầy cô xem qua những ghi chép bạn đã điền
  • Mẫu:
    Hỏi xin thầy cô một bản trả lời đầy đủ để bạn đối chiếu với mẫu đó.
  • Kiểm tra cùng với bạn học:
    Trao đổi ghi chép với bạn học để đối chiếu và tóm lại những ý quan trọng
  • Ví dụ:
    Tìm thêm các ví dụ để hiểu sâu hơn.

Đánh giá:

  • Bài kiểm tra/Thi:
    Hỏi thầy cô xem các câu hỏi có dựa trên những ghi chép có gợi ý không.
  • Những ghi chép theo gợi ý do học sinh tự làm
    những tài liệu này cũng có thể được dùng tham khảo cũng như là một dự án nho nhỏ học sinh có thể làm chung với nhau
Lấy từ: Guided Notes Improving the Effectiveness of Your Lectures, của Dr. William L. Heward, The Ohio State University Partnership Grant, Improving the Quality of Education for Students with Disabilities
Phần cho giáo viên: Chuẩn bị các tài liệu ghi chép theo gợi ý
Xem thêm:

Nghiên cứu thói quen hiệu quả | A.S.P.I.R.E.-nghiên cứu chiến lược |
Index-nghiên cứu hệ thống | Học theo nhiều hình thức khác nhau |
Chuẩn bị cho việc học trên lớp | Tác động đến thầy cô | Ghi chép theo gơi ý |
Ghi chép trong các bài giảng | Tập trung chú ý trong lớp học | Lớp học thảo luận | Sắp xếp các dự án | Chuẩn bị và trình bày các dự án | Nói trước công chúng