Kiosk
Bạn phải hoàn thành bài nói trước
khi đám đông kết thúc việc nghe
Dorothy Sarnoff, người Mĩ.
|
Biết rõ về địa điểm.
Nên làm quen với địa điểm nơi bạn sẽ nói
chuyện.
Đến sớm, đi 1 vòng quanh khu vực diễn thuyết và tập sử dụng
microphone và những giáo cự trực quan khác.
Tìm hiểu về khán giả.
Chào người nghe khi họ bắt đầu đến.
Nói
chuyện với bạn bè, người quen dễ hơn hẳn nói chuyện với một nhóm người lạ,
vì vậy nên tạo cảm giác thân thiện.
Biết rõ về những gì bạn chuẩn bị nói.
Luyện tập bài nói và chỉnh
sửa nếu cần thiết.
Nếu bạn không nắm rõi chủ đề bạn sắp nói hoặc không
cảm thấy thoải mái, sự sợ hãi sẽ tăng gấp đôi gấp ba.
Thư giãn.
Thư giãn, giảm căng thẳng bằng việc làm một vài động tác
thể dục.
Hình dung hình ảnh của bản thân đang nói
Thử hình dung cách bạn
nói, âm lượng to, rõ và chắc chắn.
Nếu bạn hình dung được là bạn sẽ
thành công, thì nhất định bạn sẽ thành công.
Nên nhớ là mọi người đều muốn bạn thành công.
Họ không muốn bạn
thất bại.
Khán giả muốn bạn phải thú vị, cởi mở, đưa ra thông tin bổ ích
và thoải mái, giúp họ vui, giải trí.
Đừng xin lỗi với khán giả.
Nếu bạn nhắc đến sự sợ hãi của mình,
hay là xin lỗi cho những lỗi bạn nghĩ mình đã mắc phải trong khi nói, tự
dưng bạn lại khiến khán giả để ý đến phần có thể họ không nghĩ tới. Tốt nhất
là hãy giữ im lặng.
Tập trung vào nội dung chứ không phải là môi trường xung quanh.
Xua đuổi căng thẳng ra khỏi đầu bạn, và hướng sự chú ý của bạn thân đến nội
dung buổi nói chuyện và khán giả.
Sự sợ hãi sẽ tan biến!
Chuyển sợ hãi thành năng lượng tích cực.
Tận dụng năng lượng đó để
tăng sự nhiệt tình, hứng khởi!
Rút kinh nghiệm.
Kinh nghiệm nhiều sẽ khiến bạn tự tin hơn, và đó
là điều vô cùng quan trọng trong việc nói trước đám đông.
Tham gia vào
một câu lạc bộ Toastmasters (luyện về nói trước đám đông) sẽ giúp bạn có
nhiều kinh nghiệm hơn.