Đa số học sinh Ấn Độ học theo kiểu “tổng thể”.. Họ sẽ học tốt hơn nếu như họ được chứng kiến toàn bộ bức tranh Rồi học các chi tiết như là một phần của toàn thể bức tranh đó.
Sandra J Fox 1944 Oglala Sioux
Nghiên cứu
Học tập với nhiều nguồn tài liệu
Các kiến thức của một khóa học có thể được truyền đạt theo
nhiều hình thức khác nhau.
Bài giảng Bởi thầy cô hoặc các vị
khách
Những tài liệu thông thường Chẳng hạn
như nhật kí, tài liệu của chính phủ, các thủ tục, biên bản
Truyện/tiểu thuyết viễn tưởng
Giấy tờ được phát/bản in Về các chương
của bài học, tạp chí, bài báo
Thông tin điện tử Ví dụ như băng đĩa,
chương trình trên đài báo
Sách giáo khoa
Những lần phỏng vấn, những bản tiểu sử Mà bạn tận mắt chứng kiến hay qua một bài bình luận nào đó
Internet Các trang web, những cuộc bàn
luận của các nhóm
Stahl, et al (1998) nhận ra rằng tiếp thu kiến dưới nhiều hình thức khác
nhau chỉ có ích nêu như chúng ta được chỉ dẫn để sử dụng chúng một cách hợp
lí. Là một người mới học, chúng ta thường quen với các thông tin được truyền
đạt ngắn gọn, từ những cuốn sách được bố trí hợp lí. Những thông tin được
diễn đạt theo kiểu dài hơn hoặc không được bố trí rõ ràng dễ khiến chúng ta
bị rối trí.
Sách giáo khoa
Cung cấp một nền tảng về các vấn đề và những gì cần
xem xét để có thể có một cái nhìn tổng quát về vấn đề ấy.
Đưa ra một loạt các thông tin và sự kiện để có thể
hiểu được một vấn đề nào đó.
Tạo ra một ngữ cảnh để có thể so sánh và hiểu các dữ
liệu khác
Được viết với giọng điệu khách quan, tích cực
Vấn đề gặp phải nếu chỉ dùng duy nhất có sách giáo khoa cho một
khóa học hay một môn học liên quan
Thông tin thường mang tính chất “sách vở”
Thiếu tính thực tiễn từ những kinh nghiệm, những
cuộc phiêu lưu hay những thử nghiệm thực tế
Tính chủ quan thường bị che đậy
Không chú ý đến tính cạnh tranh, sự ưu tiên hay cách
nghĩ của thiểu số
Duy nhất chỉ một cách hiểu sẽ giới hạn tính ưu tiên
và cách sắp xếp của những vấn đề được đặt ra, sẽ hạn chế những cách nhìn
nhận (chỉ là cách nhìn nhận của người Châu Âu hay người da trắng mà
thôi) hoặc hạn chế về những vấn đề được nghiên cứu, xem xét.
Những tự liệu gốc hoặc được chứng kiến tận gốc lại
bị đặt sau những bản kê khai mang tính chất giảng giải.
Các tài liệu đọc thêm hay tài liệu thay thế có thể giúp bạn
tạo lập một sự hiểu biết sâu sắc hơn
với các thông tin bổ sung và nhiều góc độ nhìn nhận
cùng hòa mình vào với các sự kiện, diễn viên,
hoàn cảnh của tài liệu
luyện tập và làm quen với các từ
ngữ và khái niệm mới
tạo dựng những cách nhìn đối lập, cũng có thể là
mâu thuẫn để có thể đánh giá, biện luận
Những thông tin đối lập đôi khi sẽ cản trở quá trình học tập của bạn, trừ khi bạn biết
phân tích để lựa ra những đặc điểm giống nhau
sắp xếp và tổng hợp các cách thức
của riêng bạn để có thể nắm bát được vấn đề
chú ý đến việc đánh giá và tác dụng của những
quan điểm đối lập
sàng lọc chúng bằng những ngữ cảnh được trình bày
ở ngay trong bài khóa
Một vài lời khuyên:
Đọc bài khóa của bạn để hình thành
một nền tảng có cơ sở và dựa vào đó mà phát triển thêm (xem thêm ghi chép từ sách
giáo khoa)
Hướng tới những tài liệu ngắn gọn và chuyên sâu
hơn đặc biệt là nếu bạn chưa có kinh nghiệm về đề tài bạn
đang thực hiện
Luyện tập với nhiều sách vở khác nhau để tăng
cường khả năng đánh giá, nhận định của bạn
so sánh và đối chiếu các nguồn thông tin bạn có được
phân tích chúng để tìm ra những gì mang tính chủ quan và các cách nhìn nhận khac nhau
chú ý xem chúng được
viết vào khi nào, và chúng ảnh hưởng như thế nào đến nhận định chung
Nắm được các mối liên quan giữa các
hành động, tình huống, sự kiện chứ
không đơn giản học thuộc một dãy các “sự kiện” vì như vậy thì sẽ
rất chóng quên
Tận dụng tối đa những khoảng thời gian bàn luận
trong lớp và trên mạng Để kiểm tra những gì bạn hiểu và
khả năng đặt và trả lời câu hỏi