Kiosk Guides for Learning

Nghệ thuật viết văn là
phải tạo được bối cảnh mà người đọc cũng có thể hình dung được
Edwin Schlossberg,
người Mỹ.

Viết loạt

Chỉnh sửa

Trước khi chỉnh sửa/biên tập, cần nghỉ ngơi để có một cái nhìn mới.
Điều đó sẽ giúp bạn đánh giá thông điệp bạn đã đưa ra có hiệu quả thế nào.

Thử chỉnh sửa:
Thử đánh giá theo một mục tiêu cụ thể, ví dụ tập trung vào từ vựng và mẫu câu.

Các chiến lược đánh giá:

  1. Đọc to bài viết.
    Đọc chậm. Nghe để “cảm nhận?"
  2. Dùng một tờ giấy trắng che bài viết và đọc và phân tích từng dòng.

Bài luận có lưu loát không? Khi diễn đạt điều gì có quá dài hay quá ngắn không?
Luôn nhớ đến người đọc:học có biết điều gì bạn viết hay không.Họ có tin vào thông tin bạn cung cấp theo trình tự mà bạn đưa ra không.

Tiêu đề

Tiêu đề có lột tả và phản ánh mục tiêu của bài viết không?
Có mục đề và tiểu đề nhỏ có ngắn gọn và chính xác không?

Đoạn giới thiệu/lời giới thiệu
Khởi đầu tốt! Thu thú ngay từ đầu hay là bạn làm người đọc không chú ý.

Lời giới thiệu cần trình bay theo mục đích mời gọi.
Câu đầu tiên của bạn có hấp dẫn và mời gọi hay không?
Đoạn đầu tiên có mô tả được sự phát triển của bài luận không? Nó có giới thiệu rõ ràng chủ đề, dự án hay ý tưởng phát triển không?

Các đoạn bổ trợ

Mỗi đoạn đều tạo dựng cách lập luận hay ý chính không? Bạn đã theo bản phác thảo hay dàn ý không?
Mỗi đoạn có theo trật tự lôgic hay hiệu quả không?
Các chuỗi tư duy hay các “nhân vật” có rõ ràng không?

Các câu chuyển giữa các đoạn có hợp lý không?
Những mối quan hệ giữa các đoạn có rõ không?
Có đoạn nào cần lược bỏ khi không cần thiết hoặc gộp vào các đoạn khác cho hợp lý hơn?

Chỉ có một câu bổ chỉ bổ trợ cho câu chủ đề trong mỗi đoạn đó không?
Có câu nào cần lược bỏ khi không cần thiết hay gộp vào câu khác cho hợp lý hơn không?
Nếu có những tiểu tiết không không phù hợp hay lạc đề đều có mục tiêu rõ ràng trong văn cảnh đó không?

Kết luận

Kết luận có tóm lược và làm rõ tầm quan trọng của thông điệp và giải quyết luận đề đã nêu ra không?
Kết luận có để lại suy nghĩ cho người đọc không?
Có bổ trợ cho bài viết không?

Các điểm cần tập trung
Có thể có vấn đề hắc búa khi bạn muốn bài viết của mình hiệu quả hơn.
Sau đây là một số điểm cần tập trung:

Các câu và cụm từ:

Câu văn rõ ràng và lôgic, thậm trí cần ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề.

Câu văn cần trôi chảy, trừ những điểm bạn muốn nhấn mạnh cho người đọc.
Giọng văn có ổn định trong suốt đoạn đoạn văn không?
Các ý bổ trợ có ở đúng không? Luôn để ý đến các mệnh đề bổ trợ.
Tránh các câu cụt.

Các cụm trạng ngữ giới từ có thể bổ trợ cho danh từ và động từ.
Những từ như ở trong, cùng, ngoài, bên cạnh là giới từ và tạo ra trong các cụm từ như:
ở nơi đó... lấy làm tự hào... bên ngoài sân... bên cạnh đường... ở nơi gọi là nhà... trong đoạn văn...
Cần tránh dùng quá nhiều giới từ trong một câu và chắc chắn giới từ bạn sử dụng đúng, gần chủ ngữ/tân ngữ hay động từ. Đừng để chúng lang thang trong câu không gắn với phần nào.

Cố sử dụng đúng các cụm từ song song:
Chú ý các liên từ (và, hay, không những… mà còn, hoặc …. hoặc, không …. không… cả ….. lẫn)

Từ vựng:

Trong mỗi bài viết bạn cần có vốn từ phong phú.
Bên cạnh viết bài, cần liệt kê các từ chủ chốt và sau đó quay lại bài viết.

Có từ nào không hợp nghĩa hoặc văn cảnh không?
Có từ nào thể hiện giọng văn không? Nếu có, bạn đã sử dụng nhấn mạnh hiệu quả chưa?
Đặt vị trí các từ quan trọng vào sao cho hiệu quả hơn (đầu hay cuối câu/đoạn văn)
Phát triển và dùng văn khẳng định, từ mô tả, tránh sử dụng quá nhiều các đại từ (it, they, we, their, etc.);

Để ý vào những từ quan trọng: tiên lượng trước phản ứng của người đọc.
Dùng các từ biểu cảm tạo hiệu quả cho bài viết. Từ nào cần thêm tiền tố hay hậu tố làm rõ nghĩa hay nhấn mạnh không?
Từ nào cần lược giản làm rõ nghĩa và nhấn mạnh không?

Bạn có sử dụng quá nhiều lần một từ không? Có từ đồng nghĩa nào hay hơn không?

Có các cụm từ thông dụng là cách biểu đạt thông thường để bắt chước cách nói quen thuộc.
Ứng dụng cụm này có thể không rõ và không hiệu quả trong bài viết vì nó quá quen thuộc.

Danh từ:

Tránh sử dụng một chuỗi danh từ làm tính từ:
Xem phần Văn phong Chuyên nghiệp: Chuối danh từ làm tính từ không rõ nghĩa – Chuỗi danh từ, Giảm bớt giới từ dài

Tránh sử dụng danh từ và động từ không rõ nghĩa
Xem sưu tập của Trường Cao Đẳng Empire State:Các động từ và danh từ mạnh

Tính từ

Là các từ mô tả/sống động được dùng diễn tả nhân vật và/hay sự kiện không?
Các tính từ giúp đoạn văn trôi chảy hay làm người đọc bị ngắt đoạn không? Nếu bị ngắt đoạn có hợp lý và/hoặc hiệu quả không?

Động từ: Các động từ hành động/tích cực là chính xác và mô tả.

Cô ấy đã nói cô được thăng chức hay cô ấy đã thì thầm, nhấn mạnh hay tự tin nói điều đó?

Chúng tôi điều tra vụ tai nạn mạnh hơn câu chúng tôi tổ chức một vụ điều tra về vụ tai nạn.

Có nhiều lý do giải thích cho thành công của chúng tôi mạnh hơn câu Có nhiều lý do cho thành công của chúng tôi.
Cần tránh dùng các câu It isThere are

Đứa bé đóng sầm cánh cửa mạnh hơn câu Cánh cửa bị đóng sầm bởi cậu bé!
Tránh dùng động từ "to be" (vì cầu thứ hai là câu bị động)

Xem thư viện Viết Trên Mạng của Trường Đại Học Purduey: Thể chủ động và bị động

Khi bạn nhận lại bài luận,
cần tham khảo nhận xét ở phần trên để cải thiện kỹ năng viết của mình.

Xem thêm:

Xem thêm:

Phát triển chủ đề | Xác định người đọc | Nghiên cứu |
Sắp xếp việc tìm kiếm/vào thẻ ghi chú | Chuẩn bị viết bài |
Viết nháp/viết | Chỉnh sửa | Đọc lại