Kiosk Guides for Learning

Giải quyết vấn đề và đưa
ra các quyết định

Giải quyết vấn đề loạt

Quyết định:Tổng quan
Định nghĩa vấn đề/
Tập hợp thông tin

Giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định

Giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định là công việc con người ta làm hàng ngày

Chúng ta giải quyết vấn đề, đưa ra các quyết định hàng ngày, ở nhà, cơ quan, kể cả khi đi chơi hay đi chợ.

Có đôi lúc, chúng ta gặp phải những vấn đề vô cùng khó khăn, đòi hỏi nhiều suy nghĩ, cảm xúc hay nghiên cứu. Những bước trong mục này là để giúp bạn học được cách đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.

Chúc bạn may mắn!

Tính linh hoạt:

Trông thì có vẻ như những bước sau đây khá chậm chạp từ bước này sang bước nọ nhưng thực ra không phải như vậy. Những bước hướng dẫn chỉ đơn giản là tạo ra một khuôn mẫu cho các tình huống giải quyết vấn đề. Có thể các bước này trùng nhau đôi chỗ, và bạn hoàn toàn có thể quay lại những bước trước và làm lại cho tới khi có giải pháp tốt nhất.

Các ví dụ về tính linh hoạt:

  • Ở bước nào cũng có công đoạn thu thập thông tin, từ lúc mới nhận định vấn đề hay là khi đưa giải pháp vào ứng dụng.
  • Những thông tin mới luôn đòi hỏi phải nhận định vấn đề mới.
  • Một số lựa chọn thay thế không được, lúc đó, bạn lại phải tìm cái khác để thay thế.
  • Một số bước có thể được kếp hợp hoặc rút ngắn.

Nhận định vấn đề:

Điều gì cản trở bạn đạt được mục tiêu?

  • Bạn có thể đưa ra câu trả lời chung chung cho câu hỏi trên vì không có câu trả lời chính xác cụ thể.
  • Bạn thiếu thông tin để định nghĩa
  • Bạn chưa phân biệt được rõ giữa hiện tượng và nguyên nhân.

Hãy chuẩn bị một lời khẳng định miêu tả vấn đề, rồi tìm một người bạn tin tưởng để trao đổi và đánh giá. Ví du: nếu vấn đề của bạn lúc này liên quan đến công việc, hãy tìm đến sếp trên bạn hay người có chức năng tương ứng.

Lưu ‎Ý các câu hỏi sau:

  • Vấn đề của tôi là gì?
  • Đó có đúng là vấn đề của tôi hay không?
  • Tôi có thể giái quyết vấn đề này hay không? Có đáng giải quyết không?
  • Đó liệu có phải là vấn đề chính không? Hay đó chỉ là một trường hợp nhỏ của một vấn đề lớn hơn?
  • Nếu bạn đã từng gặp vấn đề này, liệu giải pháp bạn đã từng dùng sai ở đâu?
  • Liệu nó khi nào vấn đề này tự mất đi không nhỉ?
  • Nếu cứ mặc kệ nó, không hiểu có rủi ro gì không?
  • Vấn đề này có liên quan đến khía cạnh đạo đức gì không?
  • Giải pháp phải thỏa mãn những điều kiện gì?
  • Liệu giải pháp có ảnh hường đến điều gì mà nhất thiết bạn không thể thay đổi?

Thu thập thông tin:

Những người liên quan:
Các cá nhân, nhóm, tổ chức mà bị ảnh hưởng bởi vấn đề này, hay là giải pháp của nó. Hãy bắt đầu bằng bản thân bạn. Những người có khả năng quyết định và những người gần với chúng ta là dễ nhận định nhất.

Thông tin và dữ liệu:

  • Nghiên cứu
  • Kết quả từ thử nghiệm và học tập
  • Trao đổi với các "chuyên gia" và nguồn thông tin tin cậy
  • Những sự kiện trước đây quan sát được, do báo cáo hay bản thân bạn tự nhìn thấy

Giới hạn
Các giới hạn của tình huống rất khỏ thay đổi. Giới hạn bao gồm những khó khăn về tài chính, hay nguồn từ các nơi khác nhau. Nếu một vấn đề có quá nhiều giới hạn, thì bản thân những giới hạn đó đã là một vấn đề cần giải quyết.

Các ‎Ý kiến và giả định
Ý kiến của những người có khả năng quyết định là rất quan trọng. Và trong đó, cũng nên lưu tâm đến đâu là sự thực, đâu là sự thiên vị hay định kiến.

Giả sử, giả định nhiều khi tiết kiệm được khá nhiều công sức và thời gian vì rất khó có thể thu thập được hết mọi thông tin cũng như thử hết được các trường hơp. Nhưng giả sử cũng có phần nguy hiểm, bạn phải biết rõ bạn đang giả sử cái gì và loại bỏ ngay nếu giả sử đó được chứng minh là giả sử sai.

Xem thêm:

Quyết định/Giải quyết vấn đề: Tổng quan
Định nghĩa vấn đề/Tập hợp thông tin |
Phát triển/Cân nhắc các phương án | Thi hành quyết định |
Sơ đồ: Giải quyết vấn đề | Học cách ra quyết định |
Quản lý bởi ngoại lệ | Làm thích ứng quyết định | Quản lý thời gian |
Lịch trình hàng ngày của tôi | Quản lý căng thẳng và tổ chức nhiệm vụ |
Phát triển tự-kỷ luật | ToDoList - là một công cụ quản |
Tặng bản thân mình một động lực